Bệnh cao huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa.
Cao huyết áp vô căn (bệnh tăng huyết áp): Không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.
Tăng huyết áp thứ phát (triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến các bệnh về thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, cảnh báo một số nguy cơ về tim mạch trong giai đoạn mang thai
- NỘI DUNG CHÍNH
- Các loại cao huyết áp chủ yếu bao gồm:
- Huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo 4 cách sau:
- Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
- 2. Triệu chứng cao huyết áp
- 3. Nguyên nhân làm tăng huyết áp
- 4. Điều trị cao huyết áp
- 4.1 Thay đổi thói quen
- 4.2 Thuốc trị cao huyết áp
- 4.3 Điều trị huyết áp trong trường hợp nguy cấp
- Gợi ý một số món quà sức khỏe làm quà tặng, biếu cực kỳ ý nghĩa
- 5. Kết luận
Các loại cao huyết áp chủ yếu bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn (bệnh tăng huyết áp): Không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.
- Tăng huyết áp thứ phát (triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến các bệnh về thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
- Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, cảnh báo một số nguy cơ về tim mạch trong giai đoạn mang thai
Huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo 4 cách sau:
- Xơ cứng động mạch: Áp lực cao bên trong động mạch có thể làm dày các cơ bao phủ thành động mạch, làm hẹp lối đi. Đau tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra nếu một cục máu đông mắc kẹt, chặn dòng máu đến tim hoặc não của bạn.
- Tim to: Huyết áp cao làm tăng khối lượng công việc cho cơ quan tim. Giống như việc tập thể hình tăng cơ bắp, tim sẽ phát triển lớn hơn (to lên) để xử lý khối lượng công việc tăng thêm. Tim càng lớn thì càng cần nhiều máu giàu oxy, nhưng khả năng duy trì lưu lượng máu thích hợp của nó càng kém. Kết quả là bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi, không thể tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất. Nếu không được điều trị, suy tim sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Tổn thương thận: Tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể làm tổn thương thận nếu nguồn cung cấp máu bị ảnh hưởng.
- Tổn thương mắt: Nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao có thể làm cho các mao mạch nhỏ trong võng mạc của mắt bị chảy máu. Tình trạng này gọi là bệnh võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu: Áp lực của dòng máu lên thành mạch trong giai đoạn tâm thu (thời kỳ tim co bóp). Huyết áp tâm thu phản ánh khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể.
- Huyết áp tâm trương: Áp lực máu thấp nhất trong mạch máu, xảy ra giữa các nhịp tim. Huyết áp tâm trương đo lường áp lực máu lên thành động mạch khi tim thả lỏng sau khi co bóp. Mức huyết áp tâm trương ổn định dao động từ 60 đến 90 mmHg.
Theo hướng dẫn mới cập nhật từ Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg
- Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp cấp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp cấp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp kịch phát (nguy hiểm): Từ 180/110 mmHg trở lên
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu >120-139 mmHg và huyết áp tâm trương >80-89 mmHg
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là ổn định?
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên, tình trạng này được xem là tăng huyết áp.
2. Triệu chứng cao huyết áp
Phần lớn các triệu chứng của cao huyết áp đều không có biểu hiện. Trên thực tế, hầu như các bệnh nhân cao huyết áp không nhận thấy dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, ngay cả khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng hơn. Số ít bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc chảy máu cam.
Chính vì không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân chỉ biết mình mang bệnh khi khám định kỳ hoặc khám vì bệnh khác, đến khi phát hiện có thể bệnh đã ở giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Cao huyết áp có thể dẫn đến biến chứng tim mạch gây nguy hiểm
3. Nguyên nhân làm tăng huyết áp
Có hơn 90% trường hợp huyết áp cao được gọi là tăng huyết áp nguyên phát hoặc tăng huyết áp vô căn. Nói một cách dễ hiểu, nguyên nhân thật sự dẫn đến tăng huyết áp vẫn là một ẩn số, tuy nhiên có một số yếu tố góp phần gây nên căn bệnh này:
- Thừa cân và béo phì
- Lối sống lười vận động
- Ăn nhiều thức ăn mặn (nhiều muối - natri)
- Uống nhiều rượu
- Căng thẳng, áp lực kéo dài
- Sử dụng thuốc lá làm tổn thương các mạch máu
- Ăn khẩu phần nhiều chất béo bão hòa
- Có bệnh về tiểu đường
Một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
- Gia đình có tiền sử huyết áp cao
- Đàn ông dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao, tuy nhiên phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 55 tuổi) lại có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn so với đàn ông.
- Phụ nữ hút thuốc và dùng thuốc tránh thai làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp
4. Điều trị cao huyết áp
Mục đích của việc điều trị này là nhằm giữ cho huyết áp được ổn định, thường sẽ là dưới mức 140/90 mmHg. Đối với các bệnh nhân bị cao huyết áp kèm các bệnh nền như đái tháo đường hoặc thận mã tính, bác sĩ sẽ đưa ra một lộ trình điều trị gắt gao hơn để giữ cho huyết áp dưới mức 130/80 mmHg. Tuy nhiên, các mức huyết áp có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.Dưới đây là các phương pháp chữa trị dành cho bệnh nhân cao huyết áp:
4.1 Thay đổi thói quen
Theo lời khuyên từ các chuyên gia về sức khỏe, người bệnh có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng cách:
- Sử dụng thực phẩm lành mạnh, giảm lượng muối nạp vào người (dưới 6g/ngày)
- Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe
- Duy trì cân nặng, tránh lạm dụng thực phẩm béo gây tăng cân
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá
- Kiểm soát tốt các bệnh nền liên quan
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp theo toa bác sĩ
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà
4.2 Thuốc trị cao huyết áp
Trong trường hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng không mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, y bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh sử dụng thuốc theo toa.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để có thể thay đổi, điều chỉnh liều lượng phù hợp cho đến khi có phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Hãy lưu ý tình trạng sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có những vấn đề không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc. Việc điều trị tăng huyết áp là việc cả đời nếu bạn không may mắc phải, vì vậy bạn không được tự ý ngừng điều trị.
Ngoài ra, bệnh cao huyết áp còn có thể được kiểm soát bằng các bài thuốc đông y, tham khảo hướng dẫn của các thầy thuốc đông y.
4.3 Điều trị huyết áp trong trường hợp nguy cấp
Một số trường hợp nguy cấp, người bệnh cần được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu vì đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong đạt ở mức cao. Bệnh nhân được cho thở bình oxy và sử dụng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để mau chóng ổn định tình hình lúc bấy giờ.
Ở Việt Nam, vấn đề tuân thủ điều trị luôn là điều khiến bác sĩ nhức nhói đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc mang trong người nhiều bệnh nền như cao huyết áp. Do sử dụng thuốc kết hợp để điều trị song song các bệnh nền, việc bệnh nhân quên uống thuốc có nhiều khả năng xảy ra, việc này khiến cho quá trình điều trị cao huyết áp của bệnh nhân không được hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân cần nghiêm túc phối hợp và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Gợi ý một số món quà sức khỏe làm quà tặng, biếu cực kỳ ý nghĩa
- Máy đo huyết áp và nhịp tim tại nhà
Nếu gia đình bạn có tiền sử hoặc có người đang mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch, việc trang bị máy đo nhịp tim tại nhà là rất cần thiết. Thiết bị này giúp bạn chủ động theo dõi nhịp tim và chỉ số huyết áp, từ đó nắm bắt được tình hình sức khỏe một cách kịp thời và chính xác.
Máy đo nhịp tim tích hợp đo huyết áp tại nhà
- Tinh chất hồng sâm KGC Cheong Kwan Jang
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hồng sâm có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp. Hợp chất ginsenosides trong hồng sâm có thể cải thiện lưu thông máu và giúp thư giãn các mạch máu, từ đó giảm áp lực trong hệ tuần hoàn.
Tinh chất hồng sâm Chính phủ KGC tại Hồng Sâm 999
- Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loài nấm quý hiếm với giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Đây là món quà ý nghĩa để tặng người thân nhờ vào các thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo không chỉ giúp giảm stress mà còn tăng cường đề kháng, là một sự lựa chọn tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng.
Đông trùng hạ thảo mang lại dinh dưỡng cao
- Yến sào
Yến sào thiên nhiên chứa đến 50% protein, 18 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, yến sào luôn nằm trong top danh sách những quà tặng sang trọng bậc nhất và được ưa chuộng nhất. Đây là sản phẩm thể hiện tấm lòng chân thành và sự quan tâm chu đáo từ người gửi.
Yến sào tổ yến rất tốt để bồi bổ sức khỏe người lớn tuổi
5. Kết luận
Bệnh cao huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Chính vì lẽ đó, khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, hãy đến các phòng khám, bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.